Người Quảng
Thứ 6, 29/03/2024

Học cách chăm sóc cây tùng thơm

03/06/2017
Cây tùng thơm, hay tùng hương, tên kHoa học là Cupressus macrocarpa, có nguồn gốc từ Nam Châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây phân bố ở vùng núi cao mát ẩm. Cần biết kỹ thuật chăm sóc cây tùng thơm vì mùi hương của cây không chỉ giúp thư giãn, lấy lại tinh thần sau những phút giây làm việc căng thẳng, mệt mỏi mà còn xua đuổi được muỗi và các loài côn trùng khác.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái

Cây tùng thơm có tốc độ sinh trưởng chậm, ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Cây có thể trồng trong phòng, tỏa ra mùi hương dễ chịu, có tác dụng xua đuổi muỗi hoặc làm cây trang trí. Đặt một chậu tùng thơm ngay bàn học (cạnh cửa sổ), mùi thơm quyến rũ của loại cây này rất có ích cho tinh thần.

Kỹ thuật chăm sóc cây tùng thơm cần cẩn thận

Kỹ thuật chăm sóc cây tùng thơm cần sự cẩn thận, tỉ mỉ

Hình thái: Cao trung bình 40-60cm, tán rộng 15-20cm, thân gỗ, dạng tháp tự nhiên, cành nhánh nhiều, dày, thân có tinh dầu thơm. Lá dạng kim, mọc thưa trên cành, màu xanh lục pha vàng. Nón đực là bông dài 10cm, nón cái tròn.

Điều kiện sống: Cây ưa sáng toàn phần hoặc bán phần, thích hợp nhiệt độ phòng 25-300C.

Chăm sóc

Tùng thơm là loại háo nước nên cần phải tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và lá cây, không nên tưới quá nhiều, có thể sử dụng bình phun, mùa hè phun 2 lần, mùa đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng cường quá trình quang hợp của cây. Đặt cây ở vị trí có khoảng 2-3h có ánh sáng tự nhiên trong phòng. Bón phân NPK 2-3 lần/năm tùy theo kích thước của cây.

Phòng bệnh cho cây tùng thơm

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn tRắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ. 

Người Quảng