Người Quảng
Thứ 5, 28/03/2024

Kỹ thuật nuôi gà thịt công nghiệp

31/03/2017
Chăn nuôi gia cầm thịt hiện nay đang là những bước thay đổi đang kể trong tư duy cũng như cách làm của những người chăn nuôi Việt Nam. Chúng ta không chỉ chăn nuôi với mục đích tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp mà chăn nuôi hiện nay còn là ngành nghề có thu nhập cao, đòi hỏi người nông dân cần có chi thức, khoa học, tài chính vững vàng mới có thể thành công.

Kỹ thuật nuôi gà thịt công nghiệp

Cách chọn giống cho gà thịt

1. Giống gà ISA 30 MPK (bố mẹ và thương phẩm).

Có xuất xứ từ Pháp, năng suất cao, trọng lượng thương phẩm đạt 2,8 - 3.0 kg ở 49 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn thấp: 1,8 - 2,1 kg/1kg trọng lượng. Đây là giống gà cao sản có tốc độ phát triển nhanh, ngoại hình đẹp, lườn rộng, tỉ lệ thịt xẻ cao, tỉ lệ mỡ thấp, sức kháng bệnh tốt, hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng gà công nghiệp


2. Gà AA và gà ISA VEDES:

đây là 2 loại giống gà có xuất xứ từ Mỹ và Pháp nuôi trung bình khoảng 49 ngày tuổi cho kg tăng trọng là 2,5kg, tỷ lệ sống đạt 92-95%.

Giống gà siêu trứng HY_LINE và BABCOCK_B 380.

Được nhập từ Mỹ và nước Cộng hoà pháp, là giống gà có sản lượng trứng cao nhất hiện nay. Số lượng trứng bình quân trên mái tính đến 76 tuần đạt từ 326 - 339 quả. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao từ 93- 96%.

Lượng thức ăn tiêu thụ/ 10 quả trứng từ 1,4 - 1,5 kg. Trứng gà màu nâu, lòng đỏ có màu vàng sậm rất được thị trường ưa chuộng.

Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Sử dụng thuốc sát trùng cho toàn bộ nền, vách, nóc, máng, lồng, chụp sưởi và các dụng cụ chăn nuôi. Sau khi sát trùng cần bỏ trống chuồng trại ít nhất từ 7 – 10 ngày. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi, trong 10 ngày đầu cần rửa sạch máng ăn uống 2 lần/ngày tránh tình vi khuẩn có cơ hội phát sinh. Luôn giữ ấm cho cho gà tùy theo điều kiện thời tiết để điểu chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. 

Vệ sinh chuồng trại trong khâu nuôi gà công nghiệp

Chuồng úm và cách úm gà:

Cần vệ sinh và khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng sau đó rải 1 lớp trấu hoặc phơi bào có độ dày 5-10 cm để lót ấm trước khi cho gà vào úm.

+ Sử dụng cót ép cao khoảng 45cm, đường kính tùy thuộc vào số lượng gà. Mỗi ổ úm tối đa là 500 con.

* Hoàn thiện phần lót chuồng bạn chuẩn bị tiếp đến thiết bị sưởi ấm: sử dụng điện có chao hoặc bóng sưởi chuyên dụng công suất 100w hoặc các loại bếp than, bếp củi không chứa khí độc hại.

Kỹ thuật  cho gà ăn kiểu công nghiệp:

Nước uống: sử dụng bình tròn treo vừa tầm gà uống được chứ không nên để bệt trên mặt đất như vậy sẽ làm ướt ướt. Khay uống nước phải trong sạch đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho gà.

Thức ăn: Khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới cho gà ăn. Cho gà ăn cả ngày và đêm mỗi ngày từ 4-6 lần. Đối với thức ăn thừa cần sàng lại để loại bỏ rác và phân lẫn vào thức ăn.

Sử dụng khay tròn để cho gà ăn

Đối với gà công nghiệp bạn có thể cho ăn 2 loại thức ăn sau đây mà không cần pha trộn với các nguyên liệu khác: Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28A dành cho gà thịt từ 1-12 ngày tuổi.Thức ăn hỗn hợp Con Cò C28B dành cho gà thịt từ 13 - 24 ngày tuổi.Thức ăn hỗn hợp Con Cò C29 dành cho gà thịt từ 25 - 49 ngày tuổi. Hoặc thức ăn đậm đặc con cò C20 ĐB, loại này bà con có thể trộn thêm cám ngô, cám gạo để giảm chi phí chăn nuôi mà tận dụng được những nguyên liệu có sẵn của gia đình.

Vệ sinh thú y.

Thường xuyên kiểm tra gà nếu thấy hiện tượng gà kém ăn cần cách ly ngay để phòng bệnh. Nuôi gà cần giữ cho chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ. Cửa chuồng cần có hố sát trùng bằng crezin 3% hoặc vôi bột.

Lưu ý: không nên nuôi cùng lúc nhiều loại gà lứa tuổi khác nhau, hạn chế khách tham quan tiếp xúc hay lại gần chuồng nuôi.

Nên chọn thời điểm chăn nuôi gà để phục vụ đúng dịp tết, đám cưới… như vậy gà bán sẽ được giá


Hạch toán chăn nuôi một trang trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp

Bài viết sử dụng thông tin thực tế chăn nuôi tại một số vùng chăn nuôi gà công nghiệp (gà trắng) lớn như Thái Nguyên, Hà Tây (cũ), Hải Phòng, Vĩnh Phúc . . .

Để có thể hạch toán chăn nuôi một trang trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp chúng ta cần lưu ý tới một số chi phí cố định như hao phí chuồng nuôi, hao phí dụng cụ chăn nuôi và các thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai. Tiền thu nhập từ phân gà và gà chết (bán cho trang trại cá sấu). Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đề cập tới những nội dung trên.

Các chi phí trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp

1. Con giống

Con giống cho chăn nuôi gà thịt công nghiệp hiện nay khá phổ biến và tiện lợi, ta có thể mua với số lượng lớn và được phục vụ khá tận tình.

Trên thị trường hiện nay giá giống khoảng 15.000đ/con một ngày tuổi → 10.000 con cần 150.000.000đ (1) tiền giống.

2. Thức ăn

Hiện nay các trang trại đang nuôi với quy trình 45 ngày xuất bán, gà có khối lượng bình quân 3,1kg/con.

Với con giống và thức ăn chăn nuôi hiện nay, FCR cho cả đời gà khoảng 1.8. Như vậy, thức ăn chăn nuôi cho gà là 5,58kg thức ăn cho 1 con gà, giá thức ăn trung bình hiện nay là 12.500đ/kg.

→ chi phí thức ăn 69.750đ/con → 10.000 con là: 69.750 x 10.000 = 697.500.000đ (2).
 
3. Chi phí thú y

Công tác thú y trong chăn nuôi hiện nay ngày một được chú trọng, với chăn nuôi gà thịt công nghiệp chi phí này không lớn nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi và là một phần không thể thiếu hiện nay.

- Chi phí vaccine: Đối với gà thịt công nghiệp (gà trắng) đa số các trại hiện nay đang làm 2 lần vaccine gumboro, 2 lần vaccine newcastle + IB và 1 lần cúm gia cầm (tùy từng trại), tổng chi phí vaccine khoảng 800đ/con

- Chi phí thuốc thú y: Chi phí này có dao động rất lớn đối với mỗi trại, trung bình chi phí này khoảng 800đ/con.
→ như vậy chi phí thú y cho 1 con gà là 1.600đ/con → 10.000 con là 16.000.000đ (3).

Chi phí trên còn phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý và quy mô mỗi trại, các loại thuốc được sử dụng trong chăn nuôi có mức giá khác nhau và việc lựa chọn của mỗi trại là khác nhau.

4. Chi phí điện nước

Chi phí này cũng phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăn nuôi và kỹ thuật của mỗi trại.
Trung bình với trại nuôi gà thịt công nghiệp sử dụng than để úm gà thì chi phí tiền điện khoảng 7.000.000đ/trại 10.000 con, đối với trại úm bằng điện thì chi phí khoảng 9.000.000đ/trại 10.000con (4).

5. Chi phí nhân công

Đối với trại 10.000 gà bình thường có 2 nhân công làm việc, tiền lương cho công nhân trại khoảng 3.500.000đ/người → 7.000.000đ/tháng → tiền nhân công cho 1 lứa gà là 14.000.000đ (5)

Tổng chi phí cho chăn nuôi 10.000 gà là: (1) + (2) +(3) + (4) + (5) = 887.500.000đ. 

Thu từ bán gà

Gà nuôi 45 ngày có trọng lượng 3,1kg/con, tỷ lệ hao hụt (tỷ lệ chết) 5%, giá hiện nay 35.000đ/kg
→ (10.000 x 95%) x 3,1 x 35.000 = 1.030.750.000đ.
 
Bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi:
Chi phí
Con giống     150.000.000đ
Thức ăn     697.500.000đ
Thuốc thú y     16.000.000đ
Điện nước     10.000.000đ
Nhân công     14.000.000đ
Tổng chi phí     887.500.000đ
Tiền thu
Bán gà     1.030.750.000đ 

Như vậy một lứa gà 45 ngày người chăn nuôi thu về khoảng 143.000.000đ chưa trừ tiền hao phí chuồng nuôi, tiền lãi ngân hàng và các chi phí phát sinh khác cũng như rủ ro chăn nuôi.

Tuy nhiên việc chăn nuôi gà thịt công nghiệp đòi hỏi người nuôi cần có kinh nghiệp và am hiểu khoa học kỹ thuật để có thể quản lý tốt đàn gà cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra vấn đề tài chính cũng là một yếu tố quan trọng do vốn đầu tư ban đầu lớn (chi phí xây dựng trại).

Vấn đề thị trường cũng đang là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp. Đặc biệt hiện nay, mức độ biến động của thị trường rất lớn đòi hỏi các chủ trại hiện nay cần có những kiến thức về kinh tế, thị trường để quyết định đầu tư và mang về thành công cho trang trại của mình.

Việc giảm chi phí chăn nuôi cũng đang là một trong những yếu được các chủ trại chú ý tới. Hiện nay các trang trại đang thực hiện tự động hóa trong chăn nuôi cũng như thực hiện các biện pháp phòng dịch để giảm các chi phí phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

Chăn nuôi gia cầm thịt công nghiệp đang là một trong những ngành đang mang lại hiệu quả chăn nuôi, tuy nhiên trong đó cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro trong chăn nuôi. Mỗi một trang trại cần chú trọng trau dồi về kiến thức (chăn nuôi, thú y, và kinh tế) để có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi và dành thắng lợi sau mỗi lứa gà

Người Quảng