Người Quảng
Thứ 2, 29/04/2024

Bệnh lở miệng và cách phòng, trị bệnh cá betta

06/03/2017
Bệnh lở miệng (Flexibacter columnaris) trông giống như bệnh nấm nhưng bệnh này thực sự gây ra bởi Columnaris, một loại vi khuẩn hình que gram âm.

Bệnh lở miệng có các biểu hiện bệnh lý như sau:

- Vùng xung quanh miệng của cá xùi lên như cục bông gòn. Bởi vậy, bệnh này thường bị nhầm với bệnh nấm thực sự. Nếu quan sát thật kỹ thì sẽ thấy bệnh nấm có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc trong khi bệnh lở miệng trông như cục bông gòn.

- Dù thường xuyên xuất hiện ở miệng, đôi khi bệnh này còn xuất hiện dưới dạng những đốm màu nâu-vàng, trắng, trắng-xám ở trên đầu, vây, mang hay thân. Xung quanh vị trí nhiễm bệnh thường có quầng đỏ. Biểu hiện bệnh lý này ở cá thường xuất hiện dưới dạng “yên ngựa” (saddleback – tức trên lưng có một quầng trắng hình yên ngựa).

Các loài cá thuộc phân bộ Labyrinth (tức Anabantoidei gồm các họ cá rô, họ cá sặc-lia thia-tai tượng và họ cá mùi) và các chi cichlid nhỏ như Apistogrammas thường bị mắc bệnh này. Đây là dạng bệnh cơ hội, khi cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch thì bị bệnh này tấn công. Lưu ý không nên tăng nhiệt độ nước (như vẫn làm với bệnh nấm và bệnh ký sinh) vì sẽ làm vi khuẩn bùng phát mạnh hơn.

Cách chữa trị bênh lở miệng ở cá betta:

Malachite green (không dùng cho cá con), muối, Melafix hay kháng sinh trong trường hợp bất khả kháng (như Spectrogram, Furanace hay Sulfa).

Phòng bệnh:

Sau đây là một số nguyên nhân tạo điều kiện cho bệnh lở mồm phát sinh mà chúng ta cần tránh:
- Nhiệt độ nước tăng đột ngột.
- Nuôi quá nhiều cá.
- Nước dơ.
- Nồng độ ô-xy hòa tan thấp.
- Nồng độ nitrite tăng.
- Thức ăn thừa.
 
Bệnh lở miệng làm cho cá nhợt nhạt và yếu sức sống
Bệnh lở miệng làm cho cá nhợt nhạt và yếu sức sống
Bệnh lở miệng xuất hiện ở lưng, thân và vây cá betta
Bệnh lở miệng xuất hiện ở lưng, thân và vây
 
Người Quảng